jQuery(document).ready(function() { jQuery('#go-back').on('click', function() { window.history.go(-1); return false; }); });
DA NHẠY CẢM LÀ GÌ? 4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LÀN DA KHÓ CHIỀU NÀY

DA NHẠY CẢM LÀ GÌ? 4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LÀN DA NÀY 

Da nhạy cảm là tình trạng da rất dễ bị tổn thương, kích ứng, đỏ rát khi tiếp xúc bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường, mỹ phẩm, hóa chất,… Để chăm sóc làn da này, trước hết, bạn cần hiểu rõ về nó, nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và nguyên lý hoạt động của nó. Hãy cùng Winona tìm hiểu 4 điều quan trọng nhất mà ai cũng cần phải biết về làn da “khó chiều” này nhé! 

1. Khái niệm về da nhạy cảm

Dạ nhạy cảm là gì

Đầu tiên, ta phải giải mã xem da nhạy cảm là gì nhé. Theo định nghĩa của Diễn đàn quốc tế Nghiên cứu về bệnh Ngứa (International Forum for the Study of Itch) 2017 và tạp chí Lâm sàng Da liễu Mỹ (American Journal of Clinical Dermatology) 2019, da nhạy cảm là sự xuất hiện cảm giác khó chịu như châm chích, nóng rát, đau, ngứa đáp ứng với một kích thích bên ngoài mà không xảy ra trên người có làn da bình thường, khỏe mạnh.

Da nhạy cảm có nhiều tên gọi, thuật ngữ khác nhau như “overactive skin”, “intolerant skin”, “irritable skin”, nhưng trong đó, cái tên “sensitive skin” – da nhạy cảm đã và đang được sử dụng nhiều nhất. 

Tuy da nhạy cảm không phải là bệnh về da liễu nghiêm trọng nhưng rất thường gặp, ảnh hưởng đến một phần ba dân số ở độ tuổi trưởng thành. Năm 2017, Diễn đàn Quốc tế IFSI đã công nhận đây là một triệu chứng da liễu vì số người mắc phải ngày một nhiều.

Tỉ lệ tình trạng nhạy cảm ở da nữ giới cao hơn ở nam . Qua rất nhiều nghiên cứu cho ra kết quả định lượng, phụ nữ (60%) thường bị ảnh hưởng hơn nam giới (40%) và tần suất của tình trạng da này thường giảm theo độ tuổi. 

Kết luận lại, da nhạy cảm là loại da dễ bị kích ứng, nổi mẩn, xuất hiện tình trạng căng, ửng đỏ, châm chích thậm chí ngứa rát và nóng ran khi tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm không khí, mỹ phẩm kém chất lượng, hoạt chất mạnh hoặc các yếu tố khác từ môi trường sống. Vùng da này có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như da tay, da mặt, da đầu. 

2. Cơ chế hình thành và hoạt động  

Cơ chế hình thành

Làn da có một lớp màng bảo vệ tự nhiên, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại, đồng thời hạn chế mất nước ở cơ thể con người. Nhờ đó, da được duy trì trạng thái khỏe mạnh, ẩm mượt, đàn hồi và săn chắc. 

Tuy nhiên, các tác nhân bên ngài (khí hậu, môi trường, hóa chất,…) và các nhân tố bên trong (căng thẳng, lo âu,…) có thể làm ảnh hưởng đến quá trình da tự bảo vệ trên, làm suy yếu khả năng hàng rào bảo vệ tự nhiên và khiến da dễ bị tổn thương. Các nhân tố kích thích còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của da, khiến da bị viêm.

Có 03 điểm chính cấu thành da nhạy cảm như sau: 

Hàng rào bảo vệ da không toàn vẹn: Một số nghiên cứu của các viện da liễu Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng – ở da nhạy cảm, hàng rào da thường không toàn vẹn, có sự mất nước qua thượng bì và giảm nồng độ các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào tìm ra sự liên quan đến độ pH của da và mức độ tiết bã nhờn trong da.

Cơ chế thần kinh: Sự tăng mật độ sợi C ở thượng bì (sợi thần kinh truyền cảm giác nóng, lạnh, ngứa) được quan sát thấy khá nhiều trong tình trạng da nhạy cảm. Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích, những bệnh có cơ chế qua thần kinh cũng liên quan đến da nhạy cảm.

Các nghiên cứu của viện da liễu đã chỉ ra Receptor TRPV1 (transient receptor potential vanilloid 1) có sự tăng hoạt động ở da nhạy cảm hơn so với da thường. Trong đó, thụ thể TRPV1 bị kích hoạt bởi capsaicin, pH thấp, acid lactic, tia UV, nhiệt… Đây cũng là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng nhạy cảm ở da.

Sự thay đổi về mạch máu: Giãn mạch nông nhưng thường không biểu hiện ban đỏ và các tình trạng viêm là biểu hiện dễ thấy ở da nhạy cảm. 

3. Nguyên nhân khiến da bạn nhạy cảm 

4 nhóm nguyên nhân tình trạng nhạy cảm ở da

Việc tìm ra lý do khiến da nhạy cảm là điều quan trọng sẽ giúp chúng ta biết cách điều trị và chăm sóc để cải thiện da. Tuy nhiên, làn da nhạy cảm vừa “khó chiều” và cũng “khó hiểu”. Các tác nhân và nguyên do gây ra tình trạng kích ứng nhiều vô kể, phức tạp và nhiều trường hợp còn không thể lý giải nổi. 

Tiến sĩ Quách Trấn Vũ – người đứng đầu tập đoàn Công nghệ sinh học Vân Nam Botanee –  ông lớn đứng đằng sau thương hiệu Winona đã dành nhiều năm và thậm chí tập hơn 236 nhà nghiên cứu đều là những chuyên gia xuất sắc trong ngành, chiếm 10% tổng số nhân viên, thực hiện hơn 154 bài báo khoa học chỉ để hiểu sâu về da nhạy cảm.

Đúc kết từ những kết quả nghiên cứu chuyên khoa, ta có thể tạm tập hợp và gọi tên 4 nhóm nguyên nhân chính gây tình trạng nhạy cảm ở da như sau: 

Các yếu tố nội tại của da: tổn thương hàng rào da, nhạy cảm hệ thần kinh, cơ địa dị ứng, các bệnh viêm da có sẵn. 

Làn da trẻ sơ sinh mỏng hơn và hàng rào bảo vệ da thì bị hạn chế hơn của người lớn, làm làn da trở nên nhạy cảm hơn đối với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn.

Ngược lại, khi da lão hóa dần, toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng pH và gia tăng sự mất nước. Điều này có thể dẫn đến việc da bị lão hóa trở nên nhạy cảm với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng. 

Các yếu tố trong cơ thể: hormone, căng thẳng, rối loạn cảm xúc, rối loạn nội tiết tố

Sự thay đổi và mất cân bằng hormone trong cơ thể cũng có là nguyên nhân làm cho da nhạy cảm. Tình trạng stress, căng thẳng, thiếu ngủ và mệt mỏi có thể “góp phần” làm da trở nên dễ bị yếu ớt và “khó chiều hơn”. Bên cạnh đó, thiếu dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua. 

Yếu tố về lối sống: thói quen dùng mỹ phẩm, vệ sinh da không đúng, chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng rượu – bia – chất kích thích… 

Việc sử dụng sản phẩm không phù hợp hay không vệ sinh da sạch bụi bẩn, lớp makeup cũng có thể làm cho da dễ bị tổn thương và dễ kích ứng. Thói quen sống không lành mạnh, thức khuya thường xuyên, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích có thể làm da trở nên mỏng manh và nhạy cảm. Thiếu dinh dưỡng, không cung cấp đủ nước cho cơ thể và ăn uống không lành mạnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe da.

Đặc biệt, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da, hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng một lúc, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho làn da như kích ứng, nổi mẩn, mụn và thậm chí viêm da, bào mòn da. 

Yếu tố về môi trường: ô nhiễm môi trường, thời tiết (nóng, gió), tia UV.

Da có thể phản ứng mạnh với sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ, đặc biệt là khi da tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột với tần suất nhiều, chẳng hạn bạn đang ở trong môi trường lạnh lại đột ngột ra ngoài trời lúc nắng nóng, da sẽ không kịp phản ứng với nhiệt độ nên sẽ dễ bị tổn thương.

Ô nhiễm không khí, khói bụi, ánh nắng mặt trời hoặc các chất gây kích ứng khác như: hóa chất trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da cũng có thể là nguyên nhân làm cho da trở nên nhạy cảm.

Một nghiên cứu của Viện Da liễu Hoa Kỳ năm 2019 trên 20,486 bệnh nhân đã cho kết quả rằng, các các yếu tố khởi phát da nhạy cảm thường gặp nhất là: Mỹ phẩm (OR: 7.12), Không khí ẩm ướt (OR: 3.83), thay đổi nhiệt độ (OR: 3.53)…

Dựa trên nghiên cứu khác về lý thuyết da liễu, Winona – thương hiệu top 1 Trung Quốc về chăm sóc da nhạy cảm đã chỉ ra rằng, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương là một trong những nguyên nhân chính. 

4. Dấu hiệu nhận biết

4 nhóm nguyên nhân gây nhạy cảm ở da

Da nhạy cảm có thể xem là một trong những loại da khó chiều nhất, làn da này dễ dàng bị tác động, khiến bạn luôn phải đối mặt với các nguy cơ kích ứng da thường xuyên. Dấu hiệu thường gặp ở làn da này: 

Da dễ bị ửng đỏ: Một dấu hiệu nhận biết bạn thuộc tuýp da đỏng đảnh này là việc da dễ bị ửng hồng, thỉnh thoảng nổi mẩn đỏ, phát ban hoặc nặng hơn là mạch máu bị giãn khi sử dụng mỹ phẩm hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này có thể điều trị được. 

Da thường nổi mụn và phát ban: Việc nổi mụn là do da thường gặp tình trạng khô ráp, da phải tiết nhiều dầu để bù vào lượng ẩm bị thiếu hụt. Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn các lỗ chân lông, gây ra mụn, đặc biệt là mụn thịt nhỏ li ti. 

Da dễ bị châm chích, bỏng rát: Hàng rào bảo vệ của da nhạy cảm khá mỏng và yếu, do đó khoách cách và thời gian tiếp xúc với những thành phần có trong mỹ phẩm sẽ ngắn đi, dẫn đến nguy cơ bị châm chích, bỏng rát ở da cao hơn. 

Da dễ bị ngứa, khô căng: Khi sử dụng sữa rửa mặt có độ pH quá cao hoặc rửa mặt bằng nước nóng mà da cảm thấy bị khô căng, ngứa rát, đặc biệt ở 2 bên má thì da bạn là da nhạy cảm. 

Da hay xuất hiện các mảng da khô, bong tróc: Da nhạy cảm dễ gặp các vấn đề về viêm da, chàm, khô, nẻ, bong tróc. Da khi gặp tình trạng này sẽ không có khả năng giữ ẩm tốt và cần hỗ trợ việc tái xây dựng hàng rào bảo vệ, nuôi dưỡng làn da.

Trên đây là các thông tin về da nhạy cảm là gì và 4 điều quan trọng các bạn cần hiểu rõ về làn da này để có thể xây dựng chế độ bảo vệ và chăm sóc đúng cách. Với tâm huyết và những nghiên cứu chuyên khoa về da liễu của mình, Winona tự tin am hiểu và là người bạn đồng hành, chăm sóc chuyên biệt, cho ra những sản phẩm chất lượng là giải pháp điều trị và phục hồi cho da nhạy cảm.

Winona sẽ truyền tải hết những thông tin, nghiên cứu hữu ích của chúng tôi để giúp mọi người hiểu đúng và biết nhiều về các kiến thức chăm da khoa học. Đừng quên theo dõi các bài viết khác tại blog của Winona nhé! 

Xem thêm: 

Top 8 thương hiệu mỹ phẩm cho da nhạy cảm tốt nhất được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Kem dưỡng ẩm phục hồi chống nhạy cảm của thương hiệu Winona liên tiếp dành vị trí top 1 danh giá

Tài liệu tham khảo

Golara Honari, (2017) Sensitive skin syndrome, second edition.

Miranda A. Farage , (2019), The Prevalence of Sensitive Skin. Frontiers in Medicine, May 2019, Volume 6, Article 98.

Thomas Kueper, (2010). Inhibition of TRPV1 for the treatment of sensitive skin. 2010 John Wiley & Sons A/S, Experimental Dermatology, 19, 980–986

Bệnh viện Da liễu Trung Ương, DA NHẠY CẢM, Bộ Y Tế, 18/05/2020 

Aquagenic pruritus. (2017), https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/10278/aquagenic-pruritus 

Contact dermatitis. (n.d.), http://acaai.org/allergies/types/skin-allergies/contact-dermatitis